HOME STYLIST PHẠM CAO ĐÔNG VÀ GIÁ TRỊ CẢM XÚC TRONG KINH DOANH
26/10/2024 08:28:25
Với niềm đam mê về phong cách sống và cái đẹp, cơ duyên đến với con đường kinh doanh trang trí nội thất một cách tình cờ, anh Phạm Cao Đông đã trở thành cái tên nổi bật trong kiến tạo và trang trí không gian sống và phong cách sống. Đi lên bằng những trải nghiệm, học hỏi và đam mê nghệ thuật “cái đẹp”, anh Cao Đông trở thành nhà sáng lập CDC Home Design Center và tạo được vị thế riêng trong giới.
Khẳng định mình không chạy đua với tham vọng hay xu hướng, anh Cao Đông mong muốn tập trung vào những gì mình đang phát triển một cách tốt nhất có thể dù là một điều nhỏ trong cuộc sống.
Trải dài suốt buổi trò chuyện tại Căn Nhà Màu Vàng là những chia sẻ vô cùng đắt giá đến từ anh Cao Đông. Cuộc trò chuyện được ghi lại một cách tỉ mỉ từ Căn Nhà Màu Vàng sẽ gợi mở những chiêm nghiệm về khía cạnh “cảm xúc” trong kinh doanh và hơn cả là những trải nghiệm đáng giá trong hành trình chinh phục ngành kinh doanh trang trí nội thất.
Đâu là điều truyền cho anh cảm hứng để anh phát triển như vậy hay chỉ là một sự ngẫu nhiên trong hành trình phát triển của anh?
Thực ra anh may mắn có một kỹ năng đặc biệt khi còn đi học đó là trang trí, nhìn nhận về không gian, màu sắc và bố cục; anh cũng khá giỏi trong mảng thủ công và vẽ, khéo tay trong tất cả các lĩnh vực về trang trí. 6 tuổi 7 tuổi anh đã đi trang trí cho tiệc cưới, đám tang trong xóm, tự tay cắt dán từng bông hoa, từng chữ anh đều làm hết. Một may mắn chính là người ta đón nhận những điều anh làm cho dù anh là một đứa trẻ. Anh vẫn tạo cho người khác cảm thấy những điều mình làm có giá trị, đem đến cảm xúc, niềm vui đến với mọi người.
Mặc dù nhận thức được điều này rất sớm và xác định định hướng ngay từ đầu. Tuy nhiên em nghĩ điều này không khiến cho mọi thứ đơn giản đúng không anh?
Không có gì đơn giản hết. Điều đơn giản nhất trong tâm trí anh chính là trước tiên hãy bắt đầu bằng những thứ mà mình thích. Mình đơn giản hoá bằng những cái gì mình gọi là làm bằng cảm xúc chứ đừng làm bằng những sự vĩ mô, kế hoạch to tát vượt khả năng của mình. Khi anh bắt đầu làm việc bằng sự chinh phục giới hạn khả năng của mình trong tất cả các công việc. Anh nhào vô nó với niềm đam mê và sự tìm tòi, khám phá chứ không phải là mục đích ghê gớm, một sự đánh đổi về tài chính, nổi tiếng. Mà anh bắt đầu nó bằng sự hạnh phúc trước, anh làm anh cảm thấy thoải mái, thoả mãn với những gì mà anh đang thích làm và anh cố gắng làm tốt nhất có thể. Điều may mắn của anh chính là có thời cơ để làm điều mình thích và làm cho nó trở nên có giá trị.
Khi anh bắt đầu mọi thứ có thuận lợi và dễ dàng với anh hay không? Điều kiện tài chính, công việc, cơ hội để anh theo đuổi hay phải đánh đổi để thỏa mãn đam mê?
Không có gì có sẵn hay được dọn sẵn cho sự đam mê của mình hết, thực tế là vậy. Anh không dùng từ “đánh đổi”, anh dùng “hứng thú trải nghiệm” và trải nghiệm trong lúc khó khăn nhất, cực khổ nhất để xây dựng đam mê. Trong lúc khó khăn nhất, con đường chông gai nhất lại có những sáng tạo, sáng kiến, những tư duy vượt khó và cách giải quyết vấn đề tốt hơn là một môi trường quá đầy đủ và thuận lợi. Đối với anh, trải nghiệm với khó khăn cũng là một điều thú vị, có thể là anh thích chạm với khó khăn (cười) nhưng thú thật mà nói, không có gì sáng tạo bằng lúc khó khăn cả.
Anh bắt đầu với CDC như thế nào? Hành trình phát triển và vị thế chỗ đứng ngày hôm nay là thành quả của những sự nỗ lực như thế nào?
Để kể câu chuyện về CDC là cả một hành trình rất dài. Anh xuất phát điểm lúc 14,15 tuổi từ một người thiết kế in ấn quảng cáo, học từ môi trường xưởng và anh khởi nghiệp năm 16 tuổi. Khi khởi nghiệp anh cố gắng tạo những điều tốt nhất, đặc sắc nhất cho dịch vụ, sản phẩm của mình trước khi đến tay khách hàng và con đường đó giúp cho anh định hình rằng nếu muốn bán một sản phẩm có giá trị, gây cảm hứng cho người khác thì điều đầu tiên phải đầu tư rất nhiều vào đó: tầm hồn, năng lượng, sức lao động và nhiệt huyết và niềm đam mê của mình. Khi khách hàng đón nhận sản phẩm thì họ sẽ nhìn thấy điều đó và đây là cách anh tạo dựng con đường thương mại của anh để bắt đầu. Anh không bao giờ nói sẽ tạo ra một tương lai hoành tráng mà chỉ cần biết đến thực tại. Thực tại anh muốn tất cả điều anh làm ra đều có giá trị và người ta đón nhận những giá trị đó. Anh muốn từ cái nhỏ nhất cũng phải thành công, từ đơn giản nhất nó phải hoàn hảo. Chứ không phải chưa tạo ra cái gì giá trị, tạo ra cảm xúc, một sản phẩm tốt đẹp mà đã có một kế hoạch vĩ mô quá mức thì đó không phải là con người anh. Anh không tham vọng vĩ mô mà anh tham vọng sự hoàn hảo, bắt đầu từ những đơn giản nhất.
Con đường dẫn anh tới ngành trang trí nội thất là sự ngẫu nhiên. Khi đó thị trường in ấn đã bị bão hoà, anh cảm thấy cần phải làm điều gì đó khác biệt hơn và đó là mảng về đồ da rất truyền cảm hứng với anh. Vì vậy anh đầu tư khởi nghiệp một workshop về đồ da ở Thái Lan với 2 đến 3 người thợ nhưng anh lại bắt đầu tạo dựng thương hiệu về đồ da tại Việt Nam. Anh đã nếm trải thất bại cũng như thử thách lòng kiên nhẫn trong thời gian suốt 3 năm đó, chỉ có bỏ ra, làm nhiều, hết sức sáng tạo nhưng không hề nản lòng. Vì anh nghĩ rằng được làm những đam mê, ý tưởng mà mình thích đã là một diễm phúc của cuộc đời mình rồi.
Những gì thôi thúc mình làm việc lại dựa vào những yếu tố bên ngoài rất nhiều thì điều này rất mong manh đúng không anh?
Sự mạnh mẽ của một con người là đón nhận sự phàn nàn, bình luận của người khác với sự tiêu cực và nhìn lại mình đã làm tốt chưa. Mình thuyết phục người ta bằng bản lĩnh, bản năng của mình để người ta nhìn nhận. Đây chính là sự cầu tiến trong mỗi con người. Đối với anh sự phản kháng của một lời bình luận đó là sự yếu đuối.
Trong việc phát triển CDC có những khoảnh khắc nào khiến anh cảm thấy mình thiếu đi sự dũng cảm không?
Anh không dũng cảm mà anh tham lam làm mình thỏa mãn cái tôi trong công việc. Dù anh biết điều đó khó khăn nhưng vẫn muốn thử thách mình. Anh thích đi qua những thử thách đó và khám phá khả năng của mình đi đến đâu trong xã hội hơn là nhìn thấy những khó khăn đó và né tránh. Khi đón nhận những khó khăn đó, anh tìm cách làm cho nó trở nên lộng lẫy hơn. Người ta nghĩ điều đó dũng cảm, cũng đúng nhưng có máu điên nhiều hơn (cười).
Trong kinh doanh luôn có những lúc “Hoạ vô đơn chí”, những khoảnh khắc đó anh vượt qua như thế nào?
Đừng nói là anh không có sự than vãn, anh có. Nhưng anh không than vãn để lấy sự tội nghiệp của người khác, anh than vãn để nhắc nhở bản thân rằng mình chưa cố gắng đủ hoặc chưa chịu đầu tư vào vấn đề đang gặp khó khăn! Chúng ta có quyền than vãn, khi đó ta sẽ nhận ra là mình cần bình tĩnh nhìn lại khó khăn của mình để mình khắc phục nó, tháo gỡ từng chút một để xoay chuyển từ từ. Mình không bao giờ đúng hoàn toàn và cần nhìn nhận ra cái sai của mình. Đôi khi mình không nhìn ra cái sai của mình và mình cần sự giúp đỡ từ người ngoài.
Anh luôn đề cao giá trị cảm xúc trong kinh doanh. Điều này có vẻ rất là không logic với phần lớn những người làm kinh doanh. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa cảm xúc và kinh doanh?
Không có cảm xúc sẽ không có hạnh phúc trong cuộc sống. Vì chúng ta đều cần tới cảm xúc để cân bằng giá trị sống. Cảm xúc hoá giải hết tất cả mọi thứ từ sự nhọc nhằn trong công việc, mối quan hệ rắc rối, tâm trạng để ta cảm thấy bình tâm, hưởng thụ thời gian sống.
Để đến được ngày hôm nay với nghề này bởi vì anh bán được cảm xúc của anh. Anh thuyết phục khách hàng bằng cảm xúc, sự gần gũi, chạm tới anh được. Từ đó, giá trị tiếp nối sau đó như vật chất, nổi tiếng, thành công sẽ dẫn dắt đi theo.
Gắn kết cảm xúc giữa người với người đã khó vậy làm sao anh giúp khách hàng gắn kết cảm xúc với sản phẩm hữu hình, nội thất?
Chúng ta không nói về giá trị của nó về mặt con số, chúng ta nói giá trị của nó theo cảm nhận của con người với nhau. Anh không cầm chiếc vali với 5 triệu đô mà anh cầm chiếc vali với cảm xúc của anh để gặp khách hàng. Anh nói với đối tác rằng cảm xúc của anh đối với thiết kế, sản phẩm, thương hiệu của họ là một bầu trời cảm xúc. Anh hoàn toàn có thể dẫn dắt cảm xúc từ sản phẩm của họ đến với trái tim khách hàng và anh là người biết cách dẫn lối cho cảm xúc đi. Anh tự nhận trước khi khởi nghiệp tới bây giờ anh luôn sống và làm việc bởi cảm xúc. Anh trả giá cho nó anh cũng đồng ý chứ không phải lúc nào nó cũng hoàn mỹ hết. Người sống có cảm xúc là người phải trả giá cho điều đó rất nhiều.
Khi bán một giá trị gì đó bằng cảm xúc cũng phải chuẩn bị rằng chỉ có thể tiếp cận được một số người nào đó hợp với cảm xúc của mình chứ đừng mong tất cả mọi người sẽ thấy được cảm xúc của mình ở trong đó. Đối với anh, chinh phục cảm xúc là khi khách hàng nhìn sản phẩm với đôi mắt long lanh cảm xúc trong đó thì anh biết rằng cảm xúc, không gian của anh đã bắt đầu lan tỏa đến với khách hàng.
Để bán một ngôi nhà bằng cảm xúc em chưa từng thấy, vậy làm sao để có thể bán nhà với giá tiền như vậy?
Anh đã tiếp xúc rất nhiều khách hàng như vậy. Đối với những người đặt ra những câu hỏi tỉnh táo như “Tại sao tôi phải mua những thứ mắc như vậy đặt vào ngôi nhà?” thì họ không cho quyền mình hưởng thụ cảm xúc. Nghề của anh là nghề dẫn dắt và trao tặng cảm xúc, anh cần những đối tượng tìm kiếm những cảm xúc đó. Anh không đặt kỳ vọng vào sự danh tiếng, thành công vượt bậc mà anh đặt kỳ vọng vào anh bán được cảm xúc và làm cho người mua cảm xúc đó hạnh phúc.
Đối với các bạn Sale trẻ làm trong phân khúc xa xỉ, họ luôn cố gắng thuyết phục khách hàng bằng mọi giá để mua. Vậy theo anh, làm thế nào để các bạn có thể thuyết phục khách hàng?
Bản thân anh cũng từng trải nghiệm về lĩnh vực bất động sản. Có những dự án anh đến xem anh không hề có một cảm xúc gì hết dù rất rẻ, anh không quan tâm. Nhưng có những dự án chính sách vô cùng thô cứng nhưng vừa chạm trán với nó là anh đón nhận được cảm xúc và thứ hai là người sale. Bạn sale đó mang tới cho anh một cảm xúc tức thời, không phải là câu chuyện của dự án hay sản phẩm mà họ đang hoà hợp, duy mỹ cùng một chiều với anh. Khi đó, lương duyên sẽ nảy sinh giữa anh và người bán hàng đó. Nên nếu như mà không có lương duyên hay cảm xúc ngay từ đầu thì cho dù là có một chương trình bán hàng khổng lồ để nói với khách đều vô nghĩa hết! Có những căn nhà thiết kế xấu về layout nhưng nó được thuyết phục mua rất nhanh chóng. Đó là bởi vì lương duyên của người đi mua nhà với căn nhà đó cảm thấy rằng mình muốn sống trong căn nhà này, bạn sale này nói hay, cái bất lợi cũng thành cái lợi. Cho nên chúng ta nên hiểu rằng chúng ta không nói với khách hàng rằng “tại vì thương hiệu nổi tiếng nên anh phải mua giá này”, “anh sống trong giới siêu giàu”, “tại vì chủ đầu tư nổi tiếng lắm anh phải mua”,... “Không! Bạn chưa thu phục được tôi, bạn phải lấy được cảm xúc của tôi”
Có những bạn sale hay thắc mắc vì sao mình không thể chốt deal trong khi bạn sale khác lại làm được. Theo anh, lý do là gì?
Anh từng tiếp xúc với nhiều bạn sale, có những bạn chỉ quảng bá sản phẩm như “một con rô-bốt” và cuối cùng thất bại. Đặt ra câu hỏi tại sao mình hiểu hết mọi thứ nhưng lại không bán được trong khi bạn sale khác hiền lành, không lanh lại có thuyết phục được khách hàng và có những deal khổng lồ. Bạn không hiểu một vấn đề, là bạn chưa bao giờ đặt cảm xúc hết! Bạn dễ dàng nói “100 tỷ” trong khi bạn chưa bao giờ hiểu rằng con người phải vất vả, cực khổ mới có số tiền đó. Để tạo ra một deal 100 tỷ đó thì trước tiên người ta thấy linh hồn gì trong tài sản đó. Bạn bán ngôi nhà 100 tỷ nhưng bạn không nói được cảm xúc sống của người sẽ sống trong ngôi nhà đó thế nào và tại sao phải đầu tư ở mức độ đó. Bạn chỉ học bài và trả bài thôi. Đó chính là lý do tại sao sự đào thải người làm sale trong lĩnh vực này quá lớn.
Luôn có sự ngộ nhận về làm sale đó là nói giỏi. Theo anh, một người làm sale cần có những kỹ năng gì?
Nghe giỏi và lắp ghép lại thành một câu chuyện, nhưng chưa đủ. Phải có trải nghiệm sống! Vì nếu bạn chưa trải nghiệm sống thì bạn không thể nói ra được chất lượng của cuộc sống, thì bạn sẽ không thể mô tả được đồng tiền để trả cho chất lượng đó là gì.
Với người trẻ sự hạn chế về tài chính, điều kiện, thời gian, hoàn cảnh làm sao để có trải nghiệm?
Anh không đồng ý, không phải vì tiền mới có trải nghiệm. Bản thân anh khi anh đang ở con số 0 anh đã có những trải nghiệm, tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh. Từ trải nghiệm đó mới tạo ra kinh nghiệm, từ kinh nghiệm đó mới đúc kết được một câu chuyện để có thể làm linh hồn, cảm xúc trong đó dâng tới cho khách hàng của mình. Nếu bạn không đầu tư vào trải nghiệm của bạn, đầu tư trải nghiệm ở đây là đi tìm kiếm, khám phá qua phim ảnh, lang thang ngoài đường và chúng ta có mạnh dạn đầu tư thời gian khám phá hay không.
Em nghĩ rằng trong những biểu hiện sự gia tăng sự trải nghiệm của các bạn sale chính là hỏi, đúng không anh?
Chính xác! Sự tương tác, tiếp xúc, chạm trán là sự trực diện để mình có thể gia tăng kinh nghiệm của mình.
Đối với anh, bất kì một kinh doanh nào mà không đầu tư cảm xúc thì đều vô nghĩa và thất bại hết. Anh từng thất bại vì sự ngạo mạn, mình có đủ tài chính, có quan hệ tốt nhưng vì mình không chịu học cách quản trị cảm xúc con người, cách làm sao đem cảm xúc tới khách hàng.
Người ta hay hỏi: “Tại sao 29 năm CDC vẫn tồn tại sau bao giai đoạn thăng trầm?”, 29 năm là sự chứng kiến nhiều cột mốc lịch sự khủng hoảng. Tại vì anh không có tham vọng, anh chỉ cố gắng kỳ vọng làm sao để lan tỏa cảm xúc và để cho khách hàng trả tiền một cách tự nhiên khi mua cảm xúc. Anh sẽ đối diện với điều đơn giản nhất kể cả một ngày nào đó quay trở về con số 0 anh làm lại gì đó bằng cảm xúc, bằng kinh doanh mà đem tới cảm xúc mà người ta chấp nhận trả một cách hài lòng.
Bạn muốn có trải nghiệm để bạn có thể nói ra cảm xúc trải nghiệm thì phải đầu tư. Đầu tư ở đây không phải là đợi công ty đầu tư cho mình mà bằng chính thực lực và bản năng của mình.
Em thấy mọi người hay biến mục tiêu thành “Tôi muốn thành công”. Điều này không tốt đúng không anh?
Anh có trải nghiệm trong cuộc đời mình và anh lấy được sự đồng thuận, chấp nhận của tất cả mọi người về đánh giá là “Mình sống bởi một cảm xúc và mình đạt được tất cả những hạnh phúc trong công việc bằng việc mình làm cho mọi thứ tốt đẹp.” Đó là thứ giá trị hơn!
Nếu mình làm một công việc mình không đam mê thì mình sẽ không có cảm xúc. Mà cảm xúc là món quà của thượng đế dành cho con người.
Anh có lời nhắn nhủ gì tới các bạn đang xem kênh không?
Anh tin những bạn trẻ bây giờ sẽ có những cái hay hơn cả anh và thế hệ của anh. Anh mong muốn các bạn trẻ hãy nghĩ rằng mình nên tập trung vào một cái gì đó mà mình thật sự thích nó và mình biết mình sẽ làm giỏi làm tốt về nó. Hơn là một cái gì đó mà mình mơ hồ mình không biết!
Các bạn trẻ bây giờ cần định vị lại tôi thích cái gì và tôi muốn làm cái gì; và tôi hãy bắt đầu bằng cái gì đó đơn thuần nhất với niềm đam mê của mình hơn là chộp lấy một cái gì đó để làm hơn là sự thích thú; lúc đó sẽ không có sự tập trung. Thứ hai, đừng lan man! Vì khi con người có quá nhiều ý tưởng, nhiều điều muốn làm cùng một lúc thì sẽ không làm ra gì hết. Hãy tập trung một thứ cho dù nó nhỏ nhất, làm cho nó tốt hơn.
Với hành trình gần 30 năm, từ con số 0 cho tới nhiều con số 0, đánh đổi nhiều thứ nhưng thứ duy nhất nhận lại được chính là hạnh phúc mà mình được làm ngành nghề, công việc yêu thích và làm cho nó trở nên tốt đẹp và lan tỏa hơn là mình kỳ vọng vào một thứ quá là khủng khiếp, công thức!
Căn Nhà Màu Vàng cho rằng đây được xem là buổi podcast sẽ có giá trị nghe lại rất nhiều lần trong từng thời điểm, từng độ tuổi của các thính giả!
Xin cảm ơn anh Đông rất nhiều về những chia sẻ vô cùng thú vị và ý nghĩa!
Anh Đăng là một trong những minh chứng cho những con người nhỏ bé nhưng luôn nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn. Hãy cùng đón xem tập podcast của anh Đăng tại Căn Nhà Màu Vàng!
Với sự hỗ trợ, đồng hành và định hướng từ những người đi trước, Căn Nhà Màu Vàng đang từng bước giúp thế hệ trẻ xây dựng sự nghiệp vững chắc. Tại đây, mỗi cá nhân đều có cơ hội tạo ra giá trị thực sự và phát triển toàn diện.
Đứng trước lựa chọn vô cùng quan trọng trong hành trình thành công trong sự nghiệp, chị My đã đưa ra lựa chọn mở ra nhiều cơ hội mới và thử thách cho bản thân khi ở độ tuổi 40.
Những nhiệm vụ thầm lặng, dù nhỏ bé nhưng thiết yếu, là cách tốt nhất để chứng minh năng lực cá nhân và đây chính là cách mà Nguyễn Lâm Bảo Ngọc đang thực hiện tại CNMV. Chính từ những công việc này, người trẻ không chỉ rèn luyện kỹ năng mà còn xây dựng được uy tín, qua đó tạo nên sự công nhận dựa trên kết quả lao động thực chất.
Những thay đổi trọng yếu trong chính sách về các nghiệp vụ thuế và kế toán, các chủ doanh nghiệp cần hiểu sao cho đúng về các con số quản trị nhằm tối đa hoá lợi nhuận và phân bổ nhân sự.
Tại Căn Nhà Màu Vàng, mô hình "1 già 1 trẻ" được xem là chìa khóa cho sự phát triển đội ngũ. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa sức sáng tạo, năng lượng của người trẻ và kinh nghiệm, kiến thức của thế hệ đi trước.
Trong cuộc sống, khi công việc và sự nghiệp đạt được sự ổn định, chúng ta thường chọn an toàn thay vì mạo hiểm. Nhưng đôi khi, chính những bước đi táo bạo lại là chìa khóa để mở ra một tương lai rộng lớn hơn. Chị My, nhân vật chính trong lần phỏng vấn mới nhất của Căn Nhà Màu Vàng, đã chứng minh điều này bằng chính câu chuyện của mình.
Anh Đăng là một trong những minh chứng cho những con người nhỏ bé nhưng luôn nỗ lực, kiên trì vượt qua khó khăn. Hãy cùng đón xem tập podcast của anh Đăng tại Căn Nhà Màu Vàng!
Với sự hỗ trợ, đồng hành và định hướng từ những người đi trước, Căn Nhà Màu Vàng đang từng bước giúp thế hệ trẻ xây dựng sự nghiệp vững chắc. Tại đây, mỗi cá nhân đều có cơ hội tạo ra giá trị thực sự và phát triển toàn diện.
Đứng trước lựa chọn vô cùng quan trọng trong hành trình thành công trong sự nghiệp, chị My đã đưa ra lựa chọn mở ra nhiều cơ hội mới và thử thách cho bản thân khi ở độ tuổi 40.
Những nhiệm vụ thầm lặng, dù nhỏ bé nhưng thiết yếu, là cách tốt nhất để chứng minh năng lực cá nhân và đây chính là cách mà Nguyễn Lâm Bảo Ngọc đang thực hiện tại CNMV. Chính từ những công việc này, người trẻ không chỉ rèn luyện kỹ năng mà còn xây dựng được uy tín, qua đó tạo nên sự công nhận dựa trên kết quả lao động thực chất.
Những thay đổi trọng yếu trong chính sách về các nghiệp vụ thuế và kế toán, các chủ doanh nghiệp cần hiểu sao cho đúng về các con số quản trị nhằm tối đa hoá lợi nhuận và phân bổ nhân sự.
Tại Căn Nhà Màu Vàng, mô hình "1 già 1 trẻ" được xem là chìa khóa cho sự phát triển đội ngũ. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa sức sáng tạo, năng lượng của người trẻ và kinh nghiệm, kiến thức của thế hệ đi trước.
Trong cuộc sống, khi công việc và sự nghiệp đạt được sự ổn định, chúng ta thường chọn an toàn thay vì mạo hiểm. Nhưng đôi khi, chính những bước đi táo bạo lại là chìa khóa để mở ra một tương lai rộng lớn hơn. Chị My, nhân vật chính trong lần phỏng vấn mới nhất của Căn Nhà Màu Vàng, đã chứng minh điều này bằng chính câu chuyện của mình.
Cho phép chúng tôi lưu trữ và truy xuất thông tin trong Cookies? Cookies là tài liệu lưu trữ các thông tin của website, sinh ra trong quá trình bạn sử dụng website này. Mục đích của Cookies là giúp bạn có trải nghiệm sử dụng website tốt hơn. Điều khoản bảo mật